Mối liên hệ giữa sự âu lo và chứng khó thở

Những biểu hiện của sự lo âu khác nhau giữa người này với người khác, nhưng nhiều người cảm thấy khó thở khi họ lo lắng.

Chứng khó thở là một biểu hiện thường gặp của sự lo âu. Cũng như những biểu hiện khác, nó cũng đáng quan tâm nhưng nhìn chung là không có hại. Nó sẽ biến mất khi sự âu lo thuyên giảm.

Cảm thấy khó thở có thể khiến một người thêm lo lắng hơn. Họ có thể nghi ngờ rằng họ đang gặp vấn đề về hô hấp hoặc tim mạch, trong khi thực tế là họ chỉ đang mắc một biểu hiện của sự lo âu thôi.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu mối liên kết giữa sự lo âu và chứng khó thở, mà tên khoa học là dyspnea. Và chúng ta cũng sẽ nhìn vào các nguyên nhân khác dẫn đến chứng khó thở.

Khi một người cảm thấy lo âu, họ thường cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, khó chịu và không thể tập trung. Trong một số trường hợp, sự lo âu còn liên quan đến một số dấu hiệu hoảng loạn, bao gồm:

  1. Khó thở hoặc thở gấp
  2. Tăng nhịp tim
  3. Toát mồ hôi
  4. Tức ngực
  5. Cảm giác lo sợ

Sự lo âu và hoảng loạn có liên quan đến nỗi sợ. Chúng có thể dẫn đến những thay đổi về hành vi và tâm sinh lý mà khiến một người sẵn sàng tự vệ trước một mối đe doạ.

Bộ não được lập trình để phản ứng với những tình huống đáng sợ bằng phản ứng “chiến hay chạy”. Nhịp tim tăng lên để bơm máu đến các nội tạng nhanh hơn, để cơ bắp sẵn sàng hoạt động.

Nó cũng khiến một người phải thở nhanh hơn để đưa được nhiều oxy hơn đến các cơ bắp. Kết quả là sự hụt hơi.

Khi một người đến gặp bác sĩ với triệu chứng này, họ cần phải loại trừ những nguyên nhân thể chất, như vấn đề hô hấp hay tim mạch.

Ai cũng có thể cảm thấy lo âu lúc này hay lúc khác, nhưng với một số người, sự lo âu gây trở ngại nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của họ.

Rối loạn lo âu lan toả ảnh hưởng đến 3.1% dân số Mỹ mỗi năm. Và phổ biến ở phụ nữ hơn ở đàn ông. 

Những người mà thường xuyên có những cơn hoảng loạn bất ngờ có thể bị rối loạn hoảng loạn. Khoảng 2-3% dân số Mỹ bị rối loạn hoảng loạn mỗi năm, và phụ nữ chiếm gấp đôi nam giới.

Nếu sự âu lo hoặc hoảng loạn là nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp thư giãn hoặc kĩ thuật thở.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc hoặc liệu pháp để kiểm soát triệu chứng. 

Làm thế nào để biết nguyên nhân có phải là sự lo âu không?

Khi một người đang cảm thấy âu lo, rất khó để biết liệu sự âu lo hay là một vấn đề sức khoẻ khác là nguyên nhân của những triệu chứng đó. Điều này càng thách thức hơn khi những triệu chứng đó rất nặng.

Chứng khó thở là một trong những triệu chứng mà những người gặp âu lo có thể gặp. Nhưng không phải ai bị âu lo cũng bị khó thở.

Sự âu lo có thể gây ra một loạt những triệu chứng thể chất và sinh lý sau:

  1. Khô miệng
  2. Tăng nhịp tim
  3. Chóng mặt
  4. Toát mồ hôi
  5. Cảm thấy ớn lạnh
  6. Buồn nôn
  7. Tiêu chảy
  8. Co giật
  9. Căng cơ
  10. Thở gấp
  11. Tức ngực
  12. Nghẹn cổ
  13. Sợ bị mất kiểm soát
  14. Sự kích động – cảm thấy bồn chồn hoặc nản lòng
  15. Những suy nghĩ sợ hãi, hồi tưởng hoặc ký ức
  16. Không thể tập trung
  17. Bối rối
  18. Trí nhớ giảm
  19. Khó nói

Các bác sĩ chẩn đoán GAD (Rối loạn lo âu lan toả) dựa theo các hạng mục trong ấn bản lần thứ năm của quyển sách Chẩn đoán và sách số liệu của các rối loạn tâm lý. 

Chứng khó thở là một trong các hạng mục đó, nhưng nó cũng có thể xảy ra với GAD. 

Mối liên hệ giữa sự âu lo và chứng khó thở

Những người bị rối loạn hoảng loạn  hoặc hoảng loạn bất ngờ cũng có thể mắc chứng khó thở. Nó là một triệu chứng mà các bác sĩ dùng để chẩn đoán rối loạn hoảng loạn.

Những cơn hoảng loạn bất ngờ mang đến những triệu chứng lo âu cực độ, ví dụ như cảm giác sợ sệt hoặc sợ chết. Các triệu chứng khác có thể tương tự như triệu chứng nhồi máu cơ tim.

Bất cứ ai nghi rằng mình đang bị lo âu hoặc rối loạn hoảng loạn thì nên tham vấn một chuyên gia chăm sóc sức khoẻ để được chẩn đoán và điều trị.

Nếu một người gặp chứng khó thở, có thể có một nguyên nhân rõ ràng khiến gây ra hoặc làm trầm trọng hơn sự lo âu và khiến họ khó thở hơn.

Để quyết định đâu là nguyên nhân của chứng khó thở, các bác sĩ cần loại trừ các nguyên nhân bệnh lý, ví dụ như bệnh hen suyễn, bệnh phổi hoặc bệnh tim.

Các phương pháp thư giãn:

Để giảm nhanh triệu chứng khó thở do âu lo, bệnh nhân có thể tập thở bằng cơ hoành.

Một số bác sĩ chỉ định phương pháp này để giảm lo âu, và những người thực hành phương pháp này đều nói rằng nó mang lại cân bằng cảm xúc.

Kĩ thuật thở này bao gồm co thắt cơ hoành, mở rộng khoang bụng, và hít vào thở ra thật sâu.

Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy sau 20 buổi tập thở qua cơ hoành sẽ cải thiện tình trạng căng thẳng và giảm cảm xúc tiêu cực ở người tập. Tuy nhiên, những người này không được chẩn đoán mắc chứng âu lo.

Cách thở bằng cơ hoành cũng đóng vai trò trong môn thiền, tôn giáo, võ thuật và nó là thành phần chính của Yoga và Thái cực quyền.

Một số kĩ thuật khác cũng có thể giảm lo âu và giúp dễ thở hơn bao gồm:

  1. Thở hộp (sẽ có trên video IGTV trên Instagram của chúng tôi)
  2. Tưởng tượng có hướng dẫn
  3. Thả lỏng cơ dần đều

Hãy theo dõi Instagram và kênh Youtube của chúng tôi để tìm những kĩ thuật và công cụ hữu ích giúp duy trì sức khoẻ cả thể chất lẫn tinh thần trong giai đoạn nhiều biến động này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *